UBND TỈNH LẠNG SƠN
THANH TRA TỈNH
Số: /KH-TTr
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Lạng Sơn, ngày tháng 8 năm 2024
KẾ HOẠCH
Cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, nâng cao chỉ số
năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) năm 2024 và các năm
tiếp theo trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn tại Thanh tra tỉnh
Thực hiện Kế hoạch số 158/KH-UBND ngày 05/7/2024 của UBND tỉnh
cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh cấp
tỉnh (PCI) năm 2024 và các năm tiếp theo trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn, Thanh tra
tỉnh xây dựng kế hoạch cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, nâng cao chỉ số
năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) năm 2024 và các năm tiếp theo tại Thanh tra
tỉnh như sau:
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
1. Mục đích
Tiếp tục phát huy những kết quả tích cực đã đạt được và chủ động khắc
phục những tồn tại, hạn chế đã được chỉ ra qua kết quả đánh giá chỉ số trong năm
2023; Trong đó, cần tập trung cải thiện mạnh điểm số các chỉ số thành phần có
điểm số cao, có xu hướng giảm điểm; duy trì và tiếp tục cải thiện các chỉ số có
xu hướng tăng điểm.
Nâng cao trách nhiệm của người đứng đầu, xác định rõ trách nhiệm của
từng cá nhân, các phòng nhằm góp phần cải thiện rõ nét hơn về môi trường đầu
tư, kinh doanh của cơ quan, của tỉnh theo hướng thuận lợi, minh bạch và bình
đẳng giữa các thành phần kinh tế.
Cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh thực sự thông thoáng, minh bạch,
năng động và thuận lợi cho các thành phần kinh tế tham gia đầu tư kinh doanh,
nhằm thu hút đầu tư, phát triển doanh nghiệp, đảm bảo phát triển kinh tế - xã hội
bền vững.
2. Yêu cầu
Lãnh đạo cơ quan tập trung nghiên cứu, đổi mới phương pháp chỉ đạo,
điều hành; triển khai thực hiện hiệu quả các giải pháp cải thiện PCI, đặc biệt
nghiên cứu nắm vững nội dung các Chỉ số thành phần PCI; chủ động trong công
tác chỉ đạo, điều hành, quán triệt và tổ chức triển khai thực hiện. Việc đề ra giải
pháp bảo đảm thiết thực, tích cực, kịp thời và hiệu quả; xác định rõ cải thiện môi
trường đầu tư kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh thuộc lĩnh vực quản lý
phù hợp với tình hình thực tế, góp phần cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh
của tỉnh.
Xác định cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh
tranh của tỉnh là nhiệm vụ trọng tâm, xuyên suốt trong quá trình tổ chức thực
2
hiện nhiệm vụ. Tuyên truyền, quán triệt để cán bộ, công chức nhận thức rõ tầm
quan trọng, ý nghĩa của việc cải thiện các chỉ số thành phần trong PCI.
Kế hoạch triển khai thực hiện phải bám sát từng chỉ tiêu trong các chỉ số
thành phần. Chủ trì và phối hợp phải đảm bảo mục tiêu của các chỉ tiêu đã đề ra
tại Kế hoạch và chịu trách nhiệm trước UBND tỉnh về kết quả cuối cùng của các
chỉ tiêu.
Tập trung bám sát các văn bản chỉ đạo của Trung ương, Tỉnh ủy, UBND
tỉnh về cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh,
đặc biệt là các công tác cải cách thủ tục hành chính, hỗ trợ doanh nghiệp, tạo
điều kiện cho khu vực kinh tế tư nhân phát triển.
II. NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP
1. Chỉ số “Gia nhập thị trường”:
- Nội dung thực hiện:
Niêm yết công khai các bộ thủ tục hành chính, công khai mức phí, lệ phí
tại cơ quan, nơi tiếp nhận và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính và trang
dịch vụ công của tỉnh, nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho tổ chức, cá nhân dễ tiếp
cận và dễ thực hiện thủ tục hành chính bằng các hình thức đúng quy định.
Hướng dẫn các bước thực hiện thủ tục hành chính cho doanh nghiệp dễ
tiếp cận, thực hiện. Tăng cường triển khai việc trả kết quả giải quyết thủ tục
hành chính cho doanh nghiệp qua dịch vụ bưu chính công ích; nâng cao chất
lượng giải quyết hồ sơ, thực hiện đúng quy trình và giảm thời gian giải quyết
các thủ tục hành chính.
Bộ phận chủ trì: Văn phòng.
Bộ phận phối hợp: Các phòng Nghiệp vụ.
2. Chỉ số “Tiếp cận đất đai”:
- Nội dung thực hiện: Phối hợp với các sở, ban, ngành, UBND các huyện,
thành phố tổ chức gặp mặt, đối thoại với doanh nghiệp để tháo gỡ khó khăn,
vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng các dự án lớn, trọng điểm
của tỉnh.
- Bộ phận chủ trì: Các phòng Nghiệp vụ
- Bộ phận phối hợp: Văn phòng.
3. Chỉ số “Tính minh bạch”:
- Nội dung thực hiện:
Nâng cao chất lượng trang thông tin điện tử của cơ quan; đổi mới giao
diện, bổ sung các tiện ích, tính năng mới phù hợp với chức năng, nhiệm vụ được
giao; cập nhật kịp thời các thông tin mới, đặc biệt là các quy định về thủ tục
hành chính, các văn bản điều hành, chỉ đạo của lãnh đạo cơ quan, của tỉnh và các
văn bản pháp luật khác; công khai, kịp thời các kết luận thanh tra, các thông tin
liên quan đến hoạt động thanh tra, hoạt động của ngành… trên trang thông tin
điện tử của cơ quan.
3
Thường xuyên giám sát việc chấp hành pháp luật, quy trình thanh tra,
kiểm tra, thực thi công vụ của các đoàn thanh tra, kiểm tra tại doanh nghiệp.
- Bộ phận chủ trì: Văn phòng
- Bộ phận phối hợp: Các phòng Nghiệp vụ
4. Chỉ số “Chi phí thời gian”:
- Nội dung thực hiện:
Công khai đầy đủ, kịp thời, đúng quy định thủ tục hành chính, phí, lệ phí
thuộc thẩm quyền giải quyết tại nơi tiếp nhận và trả kết quả giải quyết thủ tục
hành chính; đăng tải đầy đủ trên trang thông tin điện tử của cơ quan. Hướng dẫn
kê khai, chuẩn bị hồ sơ thực hiện thủ tục hành chính đảm bảo tính khoa học,
thuận tiện. Nội dung hướng dẫn phải bảo đảm chính xác, đầy đủ, cụ thể theo văn
bản quy phạm pháp luật hiện hành.
Xử lý, giải quyết kịp thời các vấn đề bức xúc của người dân và doanh
nghiệp về các thông tin phản ánh liên quan đến phạm vi quản lý nhà nước của cơ
quan thông qua đường dây nóng, qua các hội doanh nghiệp, chi hội doanh
nghiệp,... các kênh thông tin (IOC Lạng Sơn, Zalo, Fanpage,..), hòm thư góp ý
hoặc đơn thư khiếu nại, phản ánh.
Rà soát, điều chỉnh, xử lý chồng chéo, trùng lặp trong hoạt động thanh tra,
kiểm tra đối với doanh nghiệp; giảm các cuộc thanh tra, kiểm tra khi chưa thực
sự cần thiết,…; thực hiện việc thanh tra, kiểm tra hằng năm theo quy định; công
khai, minh bạch kế hoạch thanh tra, kiểm tra.
- Bộ phận chủ trì: Văn phòng.
- Bộ phận phối hợp: Các phòng Nghiệp vụ.
5. Chỉ số “Chi phí không chính thức”
- Nội dung thực hiện:
Thường xuyên theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện Kế hoạch thanh
tra năm 2024 của tỉnh, đảm bảo hoạt động thanh tra tuân thủ đúng quy định về
thẩm quyền, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và trình tự, thủ tục, có trọng tâm,
trọng điểm, đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước của các cấp, các ngành và tình
hình kinh tế - xã hội của địa phương.
Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra việc thực hiện các quy định pháp
luật về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; phối hợp với các cơ quan có liên
quan phát hiện, xử lý tham nhũng, tiêu cực trong công tác thanh tra, kiểm tra
doanh nghiệp, thẩm tra, cấp phép đối với các dự án đầu tư, các ngành nghề kinh
doanh có điều kiện.
- Bộ phận chủ trì: Các phòng Nghiệp vụ.
- Bộ phận phối hợp: Văn phòng.
6. Chỉ số “Cạnh tranh bình đẳng”:
- Nội dung thực hiện:
4
Tiếp tục triển khai thực hiện có hiệu quả Kế hoạch số 106/KH-UBND
ngày 04/5/2023 của UBND tỉnh về thực hiện Chương trình hành động của Chính
phủ tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 10-NQ/TW, ngày 03/6/2017 Hội nghị lần
thứ năm Ban Chấp hành Trung ương khóa XII về phát triển kinh tế tư nhân trở
thành một động lực quan trọng của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ
nghĩa, giai đoạn 2023-2025 và những năm tiếp theo.
Tạo điều kiện cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa được tiếp cận bình đẳng
như các doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp FDI; không phân biệt đối xử và
ưu đãi riêng đối với một số doanh nghiệp, đảm bảo bình đẳng trong giải quyết
thủ tục hành chính cho doanh nghiệp.
Tăng cường tiếp xúc, đối thoại với doanh nghiệp qua nhiều kênh giao tiếp
nhằm lắng nghe ý kiến đề xuất, kịp thời giải quyết phản ánh, kiến nghị, đặc biệt
là đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh.
- Bộ phận chủ trì: Các phòng Nghiệp vụ.
- Bộ phận phối hợp: Văn phòng.
7. Chỉ số “Tính năng động của chính quyền tỉnh”:
- Nội dung thực hiện:
Nâng cao kỹ năng điều hành, tính năng động, thể hiện rõ nét hơn mức độ
thân thiện giữa chính quyền với doanh nghiệp. Tăng cường phân cấp, phân
quyền mạnh mẽ, hợp lý, gắn quyền hạn với trách nhiệm; khuyến khích sự năng
động, sáng tạo và phát huy tính tích cực, chủ động trong thực hiện công tác quản
lý nhà nước. Thay đổi căn bản phương thức chỉ đạo, điều hành, quản lý truyền
thống sang điện tử và dựa trên dữ liệu số; thực hiện chuyển đổi số và xây dựng
bộ máy hành chính có đủ năng lực vận hành Chính quyền số, kinh tế số, xã hội
số, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội.
Tham mưu cho UBND tỉnh nắm bắt và xử lý các vấn đề triển khai thực
hiện chính sách, tích cực trong việc xử lý các vướng mắc của doanh nghiệp.
Triển khai thực hiện đầy đủ các nhiệm vụ theo kết luận, chỉ đạo của UBND tỉnh,
Chủ tịch UBND tỉnh và Tổ kiểm tra công vụ của Chủ tịch UBND tỉnh để kịp
thời nắm bắt khó khăn, vướng mắc của doanh nghiệp; tiếp nhận và phản hồi quá
trình giải quyết kiến nghị của doanh nghiệp, góp phần tạo sự minh bạch trong
môi trường đầu tư, kinh doanh trên địa bàn tỉnh.
Phát huy tính năng động, sáng tạo, linh hoạt vận dụng các chủ trương,
chính sách pháp luật để xử lý hoặc tham mưu UBND tỉnh xử lý những vấn đề
khó khăn, vướng mắc phát sinh; đảm bảo giải quyết nhanh chóng, tạo môi
trường đầu tư, kinh doanh thuận lợi cho doanh nghiệp.
- Bộ phận chủ trì: Văn phòng.
- Bộ phận phối hợp: Các phòng Nghiệp vụ.
8. Chỉ số “Thiết chế pháp lý và an ninh, trật tự”:
- Nội dung thực hiện:
5
Phối hợp với Công an tỉnh và các cơ quan có liên quan tăng cường triển
khai các biện pháp phòng ngừa, phát hiện, đấu tranh với các loại tội phạm, bảo
đảm an ninh, trật tự, bảo vệ tài sản.
Nghiên cứu, thực hiện các giải pháp nhằm tạo điều kiện thuận lợi để
doanh nghiệp thực hiện quyền khiếu nại, tố cáo các hành vi tham nhũng, sách
nhiễu, thiếu trách nhiệm trong giải quyết công việc, gây khó khăn, thiệt hại cho
doanh nghiệp.
Thường xuyên rà soát, hệ thống hóa, kiểm tra, xử lý văn bản quy phạm
pháp luật thuộc lĩnh vực quản lý để đề xuất cơ quan có thẩm quyền sửa đổi kịp
thời, đảm bảo tháo gỡ khó khăn cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp;
kịp thời tổ chức triển khai thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, chính
sách, quy hoạch, kế hoạch, chương trình, dự án, đề án, thuộc phạm vi quản lý
nhà nước sau khi được cấp có thẩm quyền ban hành hoặc phê duyệt, đảm bảo
đầy đủ, kịp thời đến doanh nghiệp; phối hợp với các cơ quan, đơn vị xây dựng
cơ chế giám sát và kiểm tra định kỳ, bảo đảm mọi phản ánh, kiến nghị đều được
ghi nhận và trả lời thỏa đáng cho doanh nghiệp.
- Bộ phận chủ trì: Văn phòng.
- Bộ phận phối hợp: Các phòng Nghiệp vụ.
III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Văn phòng, các Phòng Nghiệp vụ tổ chức quán triệt, tuyên truyền, triển
khai đến công chức và tổ chức triển khai các nội dung, nhiệm vụ và giải pháp
của Kế hoạch này, góp phần nâng cao Chỉ số PCI của tỉnh trong năm 2024 và
những năm tiếp theo.
2. Văn phòng có trách nhiệm đôn đốc, theo dõi tiến độ triển khai thực
hiện Kế hoạch này, định kỳ báo cáo kết quả theo quy định về UBND tỉnh (qua
Sở Kế hoạch và Đầu tư).
3. Trong quá trình thực hiện có khó khăn vướng mắc, các phòng nghiệp
vụ phản ánh về Văn phòng để tổng hợp, báo cáo lãnh đạo chỉ đạo giải quyết kịp
thời./.
Nơi nhận:
- Văn phòng UBND tỉnh;
- Sở Kế hoạch và Đầu tư;
- Lãnh đạo Thanh tra tỉnh;
- VP, các Phòng nghiệp vụ;
- Lưu: VT(NHD).
CHÁNH THANH TRA
Đậu Trường An