A. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Thanh tra tỉnh

I. Vị trí và chức năng

1. Thanh tra tỉnh là cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh có chức năng tham mưu, giúp Uỷ ban nhân dân tỉnh quản lý nhà nước về công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng; tiến hành thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng theo quy định của pháp luật.

2. Thanh tra tỉnh có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng; chịu sự chỉ đạo, quản lý về tổ chức, biên chế và công tác của Uỷ ban nhân dân tỉnh mà trực tiếp là Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh; đồng thời chịu sự chỉ đạo về công tác, hướng dẫn về tổ chức, nghiệp vụ của Thanh tra Chính phủ.

II. Nhiệm vụ và quyền hạn

Thanh tra tỉnh thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của pháp luật về thanh tra, khiếu nại, tố cáo, phòng, chống tham nhũng và các nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể sau:

1. Trình Uỷ ban nhân dân tỉnh:

a) Dự thảo quyết định và các văn bản khác thuộc thẩm quyền của Uỷ ban nhân dân tỉnh về lĩnh vực thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng, chống tham nhũng;

b) Dự thảo quy hoạch, kế hoạch 5 năm và hàng năm; chương trình, đề án, biện pháp tổ chức thực hiện các nhiệm vụ cải cách hành chính nhà nước về các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước được giao;

c) Dự thảo văn bản quy phạm pháp luật quy định cụ thể tiêu chuẩn chức danh đối với cấp Trưởng, cấp Phó các tổ chức thuộc Thanh tra tỉnh; Chánh Thanh tra, Phó Chánh Thanh tra của sở, ban, ngành thuộc UBND tỉnh (sau đây gọi chung là Thanh tra sở) Chánh Thanh tra, Phó Chánh Thanh tra huyện, thành phố thuộc tỉnh.

2. Trình Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh:

a) Dự thảo quyết định, văn bản hành chính về công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng, chống tham nhũng thuộc thẩm quyền ban hành của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh;

b) Dự thảo kế hoạch thanh tra hằng năm và các chương trình, kế hoạch khác theo quy định của pháp luật;

c) Dự thảo quyết định thành lập, sáp nhập, chia tách, giải thể các đơn vị thuộc Thanh tra tỉnh.

3. Tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, chương trình, kế hoạch về thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng, chống tham nhũng sau khi được phê duyệt; thông tin, tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng.

4. Hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc Chủ tịch Uỷ ban nhân dân huyện, thành phố, Thủ trưởng các sở, ban, ngành thuộc UBND tỉnh (sau đây gọi chung là Giám đốc Sở) trong việc thực hiện pháp luật về thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng.

5. Chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra công tác tổ chức, nghiệp vụ thanh tra hành chính, giải quyết khiếu nại, tố cáo đối với Thanh tra huyện, thành phố, Thanh tra sở.

6. Về thanh tra:

a) Chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc việc xây dựng và thực hiện chương trình, kế hoạch thanh tra của Thanh tra huyện, thành phố, Thanh tra sở;

b) Thanh tra việc thực hiện chính sách, pháp luật, nhiệm vụ của Uỷ ban nhân dân huyện, thành phố, của cơ quan chuyên môn thuộc Uỷ ban nhân dân tỉnh; thanh tra vụ việc phức tạp có liên quan đến trách nhiệm của nhiều sở, ban, ngành, Ủy ban nhân dân huyện, thành phố; thanh tra đối với doanh nghiệp Nhà nước do Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định thành lập và các cơ quan, đơn vị khác theo kế hoạch được duyệt hoặc đột xuất khi phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật;

c) Thanh tra vụ việc khác do Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh giao;

d) Theo dõi, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện các kết luận, kiến nghị, quyết định xử lý về thanh tra của Chánh Thanh tra tỉnh và của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh;

đ) Kiểm tra tính chính xác, hợp pháp của kết luận thanh tra và quyết định xử lý sau thanh tra của Giám đốc sở, Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện, thành phố, Chánh Thanh tra sở, Chánh Thanh tra huyện, thành phố khi cần thiết.

e) Quyết định thanh tra lại vụ việc đã được Giám đốc sở kết luận nhưng phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật khi được Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh giao; quyết định thanh tra lại vụ việc đã được Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện, thành phố, Chánh Thanh tra sở, Chánh Thanh tra huyện, thành phố kết luận nhưng phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật;

g) Yêu cầu Giám đốc sở, Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện, thành phố thanh tra trong phạm vi quản lý của sở, Ủy ban nhân dân huyện, thành phố khi phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật; trường hợp Giám đốc sở, Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện, thành phố không đồng ý thì có quyền ra quyết định thanh tra, báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh.

7. Về giải quyết khiếu nại, tố cáo:

a) Hướng dẫn Uỷ ban nhân dân huyện, thành phố, các cơ quan, đơn vị thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh thực hiện việc tiếp công dân, xử lý đơn khiếu nại, tố cáo, giải quyết khiếu nại, tố cáo; thực hiện việc tiếp công dân tại trụ sở làm việc theo quy định;

b) Thanh tra, kiểm tra trách nhiệm của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân huyện, thành phố, Thủ trưởng cơ quan, đơn vị thuộc Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh trong việc tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo; kiến nghị các biện pháp để làm tốt công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo thuộc phạm vi quản lý của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh;

c) Xác minh, kết luận và kiến nghị việc giải quyết vụ việc khiếu nại, tố cáo thuộc thẩm quyền của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh khi được giao;

d) Xem xét, kết luận việc giải quyết tố cáo mà Chủ tịch Uỷ ban nhân dân huyện, thành phố, Giám đốc sở đã giải quyết nhưng có dấu hiệu vi phạm pháp luật; trường hợp có căn cứ cho rằng việc giải quyết tố cáo có vi phạm pháp luật thì kiến nghị Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, giải quyết lại theo quy định;

đ) Theo dõi, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện các quyết định giải quyết khiếu nại, kết luận nội dung tố cáo, quyết định xử lý tố cáo của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh;

e) Tiếp nhận, xử lý đơn khiếu nại, tố cáo; giải quyết khiếu nại, tố cáo thuộc thẩm quyền theo quy định của pháp luật.

8. Về phòng, chống tham nhũng:

a) Thanh tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về phòng, chống tham nhũng của Ủy ban nhân dân huyện, thành phố và các cơ quan, đơn vị thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh;

b) Phối hợp với cơ quan Kiểm toán nhà nước, cơ quan Điều tra, Viện kiểm sát nhân dân, Toà án nhân dân trong việc phát hiện hành vi tham nhũng, xử lý người có hành vi tham nhũng;

c) Tiến hành xác minh kê khai tài sản, thu nhập theo quy định của pháp luật về phòng, chống tham nhũng; tổng hợp kết quả kê khai, công khai, xác minh, kết luận, xử lý vi phạm về minh bạch tài sản, thu nhập trong phạm vi tỉnh; định kỳ báo cáo kết quả về Thanh tra Chính phủ;

d) Kiểm tra, giám sát nội bộ nhằm ngăn chặn hành vi tham nhũng trong hoạt động thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng.

9. Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng được thực hiện quyền hạn của Thanh tra tỉnh theo quy định của pháp luật; được yêu cầu cơ quan, đơn vị có liên quan cử cán bộ, công chức, viên chức tham gia các Đoàn thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo.

10. Thực hiện hợp tác quốc tế về lĩnh vực thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng, chống tham nhũng theo quy định của pháp luật và sự phân công hoặc uỷ quyền của Ủy ban nhân dân tỉnh, Thanh tra Chính phủ.

11. Tổ chức nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ khoa học, kỹ thuật; xây dựng cơ sở dữ liệu phục vụ công tác quản lý nhà nước và chuyên môn, nghiệp vụ được giao.

12. Tổ chức sơ kết, tổng kết, rút kinh nghiệm hoạt động thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng, chống tham nhũng. Thực hiện công tác thông tin, tổng hợp, báo cáo kết quả công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng, chống tham nhũng theo quy định của Uỷ ban nhân dân tỉnh và Thanh tra Chính phủ.

13. Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của văn phòng, các phòng nghiệp vụ thuộc Thanh tra tỉnh; quản lý biên chế, công chức, thực hiện các chế độ, chính sách, chế độ đãi ngộ, đào tạo, bồi dưỡng, khen thưởng, kỷ luật đối với công chức thuộc phạm vi quản lý của Thanh tra tỉnh theo quy định của pháp luật và phân cấp của Uỷ ban nhân dân tỉnh.

14. Phối hợp với Giám đốc sở, Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện, thành phố trong việc bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức các chức danh Thanh tra; tham gia ý kiến thỏa thuận về việc điều động, luân chuyển Thanh tra viên thuộc Thanh tra sở, Thanh tra huyện, thành phố.

15. Quản lý, sử dụng tài chính, tài sản được giao theo quy định của pháp luật và phân cấp của Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh.

16. Thực hiện các nhiệm vụ khác do Uỷ ban nhân dân tỉnh giao và theo quy định của pháp luật.

B. Chức năng, nhiệm vụ của Văn phòng và các phòng nghiệp vụ

I. Văn phòng

- Giúp Chánh Thanh tra tổng họp, thực hiện chế độ thông tin báo cáo của cơ quan theo quy định và theo yêu cầu chỉ đạo, điều hành của lãnh đạo cơ quan;

- Quản lý hồ sơ cán bộ, công chức, thanh tra viên, quản lý bản kê khai tài sản thu nhập thuộc thẩm quyền của Chánh Thanh tra; thực hiện các nhiệm vụ về tổ chức, xây dựng lực lượng thanh tra, công tác thi đua, khen thưởng, kỷ luật; chê độ chính sách, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ thanh tra; công tác cải cách hành chính, công tác rà soát thủ tục hành chính và công tác pháp chế của cơ quan Thanh tra tỉnh;

- Thay mặt cơ quan giao dịch, tiếp khách khi lãnh đạo đi vắng hoặc được lãnh đạo cơ quan ủy quyền. Quản lý công tác hành chính, quản trị, văn thư, lưu trữ, kế toán, công nghệ thông tin, lái xe, tạp vụ, bảo vệ,... quản lý ô tô, xăng dầu, điều xe phục vụ công tác theo yêu cầu, đảm bảo sự điều hành công việc hàng ngày của lãnh đạo cơ quan;

- Tham mưu xây dựng kế hoạch công tác tuần, tháng của lãnh đạo cơ quan; theo dõi, đôn đốc việc thực hiện nhiệm vụ của các Phòng nghiệp vụ đế báo cáo tại các kỳ họp giao ban;

- Tham mưu cho Chánh Thanh tra kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện các nội quy, quy chế; chủ trì kiếm tra việc thực hiện kỷ luật lao động, kỷ cương hành chính trong cơ quan;

- Xây dựng, thực hiện kế hoạch tài chính, quản lý tài sản cơ quan;

- Tham mưu cho Chánh Thanh tra tỉnh quản lý nhà nước về công tác thanh tra, tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo;

- Tham mưu cho Chánh Thanh tra tỉnh xây dựng chương trình kế hoạch công tác thanh tra, kiểm tra hàng năm; hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện chương trình, công tác thanh tra đã được phê duyệt. Theo dõi, tổng họp thực hiện chế độ thông tin báo cáo theo quy định và theo yêu cầu chỉ đạo, điều hành của Chánh Thanh tra;

- Phối hợp với Ban Tiếp công dân của tỉnh trong thực hiện nhiệm vụ tiếp công dân theo quy định. Theo dõi, tổng hợp tình hình tiếp công dân của các cơ quan trên địa bàn tỉnh;

- Theo dõi, tổng hợp báo cáo (định kỳ, đột xuất) tình hình và kết quả công tác tiếp nhận, xử lý và giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh của các cơ quan trên địa bàn tỉnh

- Tham mưu xây dựng kế hoạch thanh tra, kiểm tra trách nhiệm; xây dựng các báo cáo sơ kết, tổng kết, báo cáo chuyên đề về lĩnh vực thanh tra, tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo;

- Tham mưu theo dõi, tổng hợp, báo cáo kết quả thực hiện các Quy chế phối hợp giữa Thanh tra tỉnh và các cơ quan liên quan;

- Tham gia các Đoàn thanh tra, kiểm tra và tham mưu giải quyết đơn khi được Chánh Thanh tra tỉnh giao;

- Quản lý công chức, tài sản được giao cho phòng theo đúng các quy định hiện hành;

- Thực hiện các nhiệm vụ khác do Chánh Thanh tra giao.

II. Các phòng nghiệp vụ

1. Phòng thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo khối kinh tế tổng hợp và phụ trách địa bàn (gọi tắt là Phòng nghiệp vụ I)

a) Chức năng, nhiệm vụ

Tham mưu cho Chánh Thanh tra thực hiện chức năng quản lý nhà nước về công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo theo lĩnh vực và địa bàn; thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn thanh tra, tham mưu giải quyết khiếu nại, tố cáo theo quy định của pháp luật khi được giao. Tập trung vào các nhiệm vụ cụ thể sau:

- Khảo sát, đề xuất chương trình, kế hoạch thanh tra hàng năm và tổ chức thực hiện theo quyết định của Chánh Thanh tra;

- Theo dõi, hướng dẫn, kiếm tra, đôn đốc các tổ chức thanh tra trong việc thực hiện chương trình, kế hoạch thanh tra, kiếm tra hàng năm; việc thực hiện các kết luận, quyết định xử lý sau thanh tra; việc tham mưu giải quyết khiếu nại, tố cáo;

- Tham mưu giải quyết khiếu nại, tố cáo thuộc thẩm quyền của Chủ tịch ƯBND tỉnh khi được Chánh Thanh tra giao;

- Tham mưu đóng góp ý kiến tư vấn đối với các vụ việc do UBND các huyện, thành phố, các Sở, ban, ngành thỉnh thị; tham gia các cuộc họp tư vấn vụ việc khi được Chánh Thanh tra giao;

- Phối hợp với Văn phòng và Phòng Thanh tra phòng, chống tham nhũng xây dựng các báo cáo định kỳ và đột xuất khi được giao;

- Nắm tình hình công tác tổ chức, thi đua khen thưởng, kỷ luật của các tổ chức thanh tra thuộc lĩnh vực và địa bàn được phân công phụ trách, kịp thời báo cáo lãnh đạo cơ quan;

- Quản lý công chức, tài sản được giao cho phòng theo đúng các quy định hiện hành;

- Thực hiện các nhiệm vụ khác khi được Chánh Thanh tra giao.

b) Địa bàn, lĩnh vực phụ trách

Trực tiếp theo dõi, phụ trách các Sở, Ngành: Kế hoạch và Đầu tư, Thống kê, Tài chính, Ngân hàng, Kho bạc, Thuê, Hải quan, Ban quản lý khu kinh tế cửa khẩu Đông Đăng - Lạng Sơn, Ban Quản lý dự án đâu tư xây dựng tỉnh, Ban Dân tộc; các cơ quan, đơn vị khác có hoạt động trong phạm vi lĩnh vực nêu trên và các huyện: Cao Lộc, Bắc Sơn, Văn Lãng, Tràng Định, Chi Lăng, Văn Quan.

2. Phòng thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo khối kinh tế ngành và khối nội chính, văn xã, phụ trách địa bàn (gọi tắt là Phòng nghiệp vụ II)

a) Chức năng, nhiệm vụ

Tham mưu cho Chánh Thanh tra thực hiện chức năng quản lý nhà nước về công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo theo lĩnh vực và địa bàn; thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn thanh tra, tham mưu giải quyết khiếu nại, tố cáo theo quy định của pháp luật khi được giao. Tập trung vào các nhiệm vụ cụ thể sau:

- Khảo sát, đề xuất chương trình, kế hoạch thanh tra hàng năm và tổ chức thực hiện theo quyết định của Chánh Thanh tra;

- Theo dõi, hướng dẫn, kiếm tra, đôn đốc các tổ chức thanh tra trong việc thực hiện chương trình, kế hoạch thanh tra, kiếm tra hàng năm; việc thực hiện các kết luận, quyết định xử lý sau thanh tra; việc tham mưu giải quyết khiếu nại, tố cáo;

- Tham mưu giải quyết khiếu nại, tố cáo thuộc thẩm quyền của Chủ tịch ƯBND tỉnh khi được Chánh Thanh tra giao;

- Tham mưu đóng góp ý kiến tư vấn đối với các vụ việc do UBND các huyện, thành phố, các Sở, ban, ngành thỉnh thị; tham gia các cuộc họp tư vấn vụ việc khi được Chánh Thanh tra giao;

- Phối hợp với Văn phòng và Phòng Thanh tra phòng, chống tham nhũng xây dựng các báo cáo định kỳ và đột xuất khi được giao;

- Nắm tình hình công tác tổ chức, thi đua khen thưởng, kỷ luật của các tổ chức thanh tra thuộc lĩnh vực và địa bàn được phân công phụ trách, kịp thời báo cáo lãnh đạo cơ quan;

- Quản lý công chức, tài sản được giao cho phòng theo đúng các quy định hiện hành;

- Thực hiện các nhiệm vụ khác khi được Chánh Thanh tra giao.

b) Địa bàn, lĩnh vực phụ trách

Trực tiếp theo dõi, phụ trách các Sở, Ngành: Xây dựng, Giao thông vận tải, Tài nguyên và Môi trường, Nông nghiệp và Phát triến nông thôn, Khoa học và Công nghệ, Công thương, Thông tin và Truyền thông, Lao động Thương binh và Xã hội, Tư pháp, Giáo dục và Đào tạo, Nội vụ, Ngoại vụ, Văn hoá Thể thao và Du lịch, Y tế, Bảo hiểm xã hội, Công an tỉnh, Bộ chỉ huy quân sự tỉnh; các cơ quan, đơn vị khác có hoạt động trong phạm vi lĩnh vực nêu trên và các huyện, thành phố: Hữu Lũng, Lộc Bình, Đình Lập, Bình Gia, thành phố Lạng Sơn.

3. Phòng Thanh tra phòng, chống tham nhũng

Tham mưu cho Chánh Thanh tra thực hiện chức năng quản lý nhà nước về công tác phòng, chống tham nhũng thuộc phạm vi quản lý nhà nước của UBND tỉnh. Tập trung vào các nhiệm vụ cụ thế sau:

- Chủ trì, phối hợp với Văn phòng và các Phòng nghiệp vụ khảo sát, đề xuất chương trình, kế hoạch thanh tra phòng, chống tham nhũng hàng năm và tổ chức thực hiện theo quyết định của Chánh Thanh tra;

- Tham mưu xây dựng các báo cáo sơ kết, tổng kết, báo cáo chuyên đề về công tác phòng, chống tham nhũng;

- Theo dõi, đôn đốc, tổng họp xây dựng báo cáo về tình hình, kết quả công tác kê khai tài sản thu nhập trên địa bàn tỉnh;

- Quản lý công chức, tài sản được giao cho phòng theo đúng các quy định hiện hành;

- Thực hiện các nhiệm vụ khác khi được Chánh Thanh tra giao.

4. Phòng Giám sát, Kiểm tra và Xử lý sau thanh tra

- Giám sát hoạt động của các Đoàn thanh tra khi được Chánh Thanh tra giao;

- Thẩm định dự thảo kết luận thanh tra do Đoàn thanh tra của Thanh tra tỉnh soạn thảo;

- Theo dõi, đôn đôc, kiếm tra, xây dựng các báo cáo về việc thực hiện các kêt luận thanh tra, kiên nghị của kiêm toán nhà nước, quyêt định xử lý sau thanh tra;

- Thực hiện nhiệm vụ tiếp công dân của cơ quan Thanh tra tỉnh;

- Tham mưu xử lý đơn, vụ việc do ƯBND tỉnh giao;

- Tiếp nhận, xử lý đơn thư do cơ quan Thanh tra tỉnh nhận được và đơn do các cơ quan chuyển đến;

- Quản lý công chức, tài sản được giao cho phòng theo đúng các quy định hiện hành;

- Thực hiện các nhiệm vụ khác khi được Chánh Thanh tra giao.